Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Nhựa và cao su

 [caption id="attachment_1912" align="aligncenter" width="533"]Sự khác nhau giữa nhựa và cao su 

Nhựa và cao su

Sự khác biệt của nhựa và cao su là gì ? Cao su và nhựa có sự khác biệt rất lớn ! Cao su thì làm từ cây cao su,còn nhựa thì lại làm từ một thứ mà người khác không ngờ tới , ...

Phân biệt nhựa và cao su?

Cao su và nhựa có sự khác biệt rất lớn ! Cao su thì làm từ cây cao su,còn nhựa thì lại làm từ một thứ mà người khác không ngờ tới .Đó chính là dầu khí !Nhưng không hiểu sao ,lại có  nhiều người cứ hiểu lằm như thế không biết ? Họ cứ nghĩ nhựa là làm từ cây cao su ,đây chính là sự hiểu lằm lớn nhất giữa cao su và nhựa ! 

I.Cao su là gì ?

  • Cao su là một chất lỏng phức hợp,  tùy theo từng loại mà có từng thành phần và tính chất khác nhau . Cao su có dạng nhũ tương (thể sữa trắng đục). Do quá trình trộn hỗn hợp các loại hóa chất với nhau hoặc do cao su tự keo đặt lại qua thời gian.Cao su mới ở thể rắn ! Dưới đây là một số hình ảnh về mủ cao su  ( mủ cao su nước còn được gọi là latex).
  • Latex là nhựa cây được lấy từ cây cao su. Loại cao su này được hình thành trong quá trình chế biến với nhiệt độ và hóa chất ,và được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thiết bị y tế, đặc biệt trong việc sản xuất Găng tay như Găng tay Latex có bột, không bột và phẫu thuật.

Latex cao su được chia làm 2 loại: 

1.Latex cao su thiên nhiên (NR: Natural Rubber):

Hay nói chính xác là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ.
Cấu tạo latex bao gồm:

  • Pha phân tán: các hạt tử cao su Polyisoprene – được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzim). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc – điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ, … Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.
  • Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)

2. Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber) có rất nhiều loại : 

  • Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer(cao su Buna-S viết tắt SBR); Ethilene – Propilene copolimer(EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene(cao su Neoprene viết tắt là CR); Polysilicone(cao su Silicone); Acrylonitrile – Butadiene copolymer(caosu Nitrile);Polyacrylate; Polyurethane(cao su PU)…
  • Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng. Tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm hiện nay chủ yếu dùng latex cao su tổng hợp SBR.
  • Cao Su Polysilicone (cao su Silicone) :
    Latex cao su tổng hợp SBR: Hình thành bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong các phương pháp tổng hợp hoá học polymer hay dùng) từ hai loại monomer là Styrene và Butadiene. Chính vì thế cao su Styrene – Butadiene copolymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn. Các sản phẩm chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR sẽ có các tính năng cơ lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi, …) thấp hơn. Riêng đối với nệm cao su thông hơi chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR mức độ xẹp lún (trũng) cao hơn (do độ đàn hồi thấp hơn). Tuy nhiên, do số lượng liên kết hoá học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hoá (ánh sáng, ozone, nhiệt độ, …) tốt hơn.
  •  Pha phân tán:các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer.
    Môi trường phân tán: chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.
  • Các sản phẩm được chế tạo từ latex cao su thiên nhiên có khả năng kháng đứt, độ đàn hồi,…(tính năng cơ lý ) tốt hơn Vd:nệm Kymdan , cao su tổng hợp.Do cấu trúc hoá học chứa nhiều liên kết kém bền, nên các sản phẩm này sẽ dễ dàng bị lão hoá (trong điều kiện tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, ozone, dung môi họ xăng dầu,… ). Vì thế, trong công nghệ sản xuất thường phải thêm một số phụ gia để hạn chế khuyết điểm này. Tuy nhiên chính khuyết điểm này cũng lại là một ưu điểm khi xét đến khía cạnh thân thiện với môi trường vì khả năng phân hủy của nó nhanh hơn so với cao su tổng hợp.

II. Nhựa là gì?  

Nhựa là những vật liệu có thể đúc được. Từ “nhựa” có nguốn gốc từ tiếng Hy Lạp-“plastikos”- có nghĩa là có thể đúc được.

Có 2 loại nhựa chính:

     1.Nhựa chịu nhiệt :có tính chất giống sáp- chúng có thể được gia công lại nhiều lần dưới một nhiệt độ thích hợp.

     2. Nhựa phản ứng nhiệt: có thể được đúc  hay làm cứng chỉ một lần duy nhất dưới những điều kiện đặc biệt.

  • Ngày nay,nhựa có thể tái sử dụng hay tái chế, đã dần trở nên thân thiết với cuộc sống con người. Từ những túi khí trong xe hơi cho đến các  dây thắt an toàn, ghế trẻ em, nón bảo hiểm, bàn chải đánh răng và áo phao,những vật dụng gia đình làm từ nhựa …. được thấy và mua bán phổ biến  khắp nơi trên thế giới.
  • Các loại giấy nhựa dùng gói đồ rất đa dạng và tiện lơi không chỉ đảm bảo sự an toàn và sạch sẽ cho thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Nếu không sử dụng nhựa thì tổng cân nặng của hàng hóa sẽ gia tăng đáng kể ,chi phí sản xuất và năng lượng sẽ tăng gấp đôi, và sự tiêu hao nguyên vật liệu cũng sẽ tăng lên rất đáng kể. Sự ứng dụng của những thiết bị nhựa giúp tiết kiệm nước và những sợi nhựa nhỏ dùng trong nông nghiệp đã nâng mức tiết kiệm nước canh tác ở miền nông thôn lên rất nhiếu.
  • Ngành nhựa thật sự đã dần trở thành nền công nghiệp trụ cột củng cố cho sức mạnh phát triển của nhiếu nền kinh tế quốc gia,hỗ trợ và góp phần xây dựng chúng ta trong sản xuất ,giúp sản phẩm tiêu dùng ngày càng nhiều hơn và đa dạng hơn .
  • Sưu tầm

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO 

    Hóa chất ngành dệt

    Hóa chất dung môi

    Hóa chất ngành sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Butyl Acetate (BAC)

  Giới thiệu về Hóa Chất Butyl Acetate (BAC) I.Butyl Acetate (BAC) là gì? Butyl Acetate (BAC), còn được gọi là butyl ethanoate, là một ester...